Lịch sử Quần_đảo_Hà_Tiên

Tên gọi

Bia chủ quyền quần đảo Hải Tặc ở phía tây hòn Đốc. Bia này chỉ liệt kê mười một địa danh là hòn Kèo Ngựa, hòn Kiến Vàng, hòn Tre Lớn, hòn Tre Vinh, hòn Gùi, hòn Ụ, hòn Giang, hòn Chơ Rơ, hòn Đước, hòn Bô Dập và hòn Đồi Mồi. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng.

Quần đảo Hà Tiên còn có tên cũ là quần đảo Hải Tặc do quần đảo này từng là căn cứ của cướp biển vào khoảng cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18. Xuất phát từ đây, các toán hải tặc tấn công, khống chế và gây tội ác với các tàu buôn lớn của Trung Quốc và các nước phương Tây trong khu vực vịnh Hà Tiên - Rạch Giá ra đến vịnh Thái Lan.[7]

Thời Việt Nam Cộng hoà, quần đảo này vẫn mang tên là quần đảo Hải Tặc. Phái bộ quân sự của họ đã đến thị sát quần đảo ngày 28 tháng 7 năm 1958.

Nạn cướp biển trong quá khứ

Theo nhà sử học Trương Minh Đạt, do quần đảo có địa hình hiểm trở, lại nằm trên tuyến đường thông thương quan trọng nên một thời gian dài là nơi lý tưởng để cướp biển đồn trú, ẩn nấp, mai phục và tấn công các tàu buôn qua lại. Đỉnh điểm của nạn cướp biển diễn ra vào giai đoạn Hà Tiên không có bộ máy chính quyền cai quản do chính quyền của Mạc Thiên Tích bị quân Xiêm đánh bại. Khi đó, tàu bè nước ngoài vẫn tự do lưu thông vào thương cảng ở đây, và trong số đó có cả tàu của cướp biển. Ngay cả đến khi Pháp chiếm vùng Hà Tiên thì vùng biển này vẫn bị cướp biển hoành hành.[7]

Có một số tin đồn kể về các kho báu bí mật tại quần đảo. Vào tháng 3 năm 1983, một người Mỹ và một người Anh từ đảo Phú Quốc đã xâm nhập hòn Tre Nhỏ thuộc quần đảo Hà Tiên với hành trang mang theo người là bộ đàm, ống nhòm, hải đồ,... Sau khi bị cư dân địa phương dùng tàu biển vây bắt, hai người này khai rằng họ có bản đồ 300 tuổi vẽ kho báu của cướp biển do dòng họ truyền lại. Năm 2009, một số ngư dân đã vô tình tìm thấy một lượng tiền cổ.[8]

Vấn đề liên quan

Theo quan điểm của Việt Nam, từ đầu thế kỷ 18 cho đến trước năm 1939, toàn bộ các đảo giữa Việt Nam và Campuchia thuộc chủ quyền của Việt Nam.[9] Từ năm 1939, Campuchia chính thức quản lý về mặt hành chính và cảnh sát các đảo ở phía bắc đường Brévié. Tuy nhiên, chính quyền Nam Kỳ và sau đó là chính quyền Việt Nam Cộng hòa không chấp nhận và vẫn xem nhóm đảo Bắc Hải Tặc (một nhóm đảo nằm gần Campuchia)[Ghi chú 1] thuộc chủ quyền Việt Nam.[9] Đến năm 1958, Campuchia đưa quân ra chiếm nhóm Bắc Hải Tặc. Ngày 7 tháng 7 năm 1982, hai nước Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử giữa hai nước, theo đó lấy đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực vịnh Thái Lan.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quần_đảo_Hà_Tiên http://www.webcitation.org/6D53sd2Iy //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v...